Tìm hiểu cấu tạo & nguyên lý hoạt động của ấm siêu tốc

Hiện nay, ấm siêu tốc là một thiết bị gia dụng được người tiêu dùng sử dụng rất phổ biến. Không quá khó để nhìn thấy sự xuất hiện của thiết bị này gian bếp của mỗi hộ gia đình, đáp ứng tối đa nhu cầu đun sôi nước trong thời gian ngắn để sử dụng hàng ngày. Vậy, có bao giờ bạn tò mò & tự hỏi rằng cấu tạo của ấm siêu tốc ra sao? Nguyên lý hoạt động & sơ đồ mạch điện của ấm như thế nào hay không? Nếu bạn đang có thắc mắc như vậy, hãy cùng với chúng tôi tìm lời giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây!

Đôi nét về ấm siêu tốc

Ấm siêu tốc có công dụng chính là đun sôi nước trong khoảng thời ngắn, nhằm giúp người dùng có thể pha cà phê, pha trà, nấu mì một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần đổ đầy nước vào bình, cắm nguồn điện & bật công tắc, trong vài phút sau đó bạn sẽ có ngay một ấm nước nóng để sử dụng. Tính tiện lợi & nhanh chóng của ấm siêu tốc chính là ưu điểm chính khiến sản phẩm này ghi điểm trong mắt người dùng.

cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong-am-sieu-toc-1

Ấm siêu tốc mang tới khả năng đun sôi nước chỉ trong vài phút.

Cấu tạo ấm siêu tốc

Ngoài chức năng vượt trội, ấm siêu tốc còn sở hữu thiết kế gọn gàng và tiện dụng. Mặc dù trên thị trường đang bày bán rất nhiều sản phẩm với kiểu dáng & mức giá khác nhau, tuy nhiên nhìn chung cấu tạo ấm siêu tốc vẫn tương đối giống nhau. Dưới đây là các bộ phận chính thường được lắp đặt để cấu tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh, cụ thể như sau:

cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong-am-sieu-toc-2

Cấu tạo ấm đun nước siêu tốc đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao khi sử dụng.

Thân ấm

Thân ấm siêu tốc là bộ phận dùng để chứa & tiếp xúc trực tiếp với nước khi đun sôi, do đó các hãng thường sử dụng những chất liệu an toàn như Inox 304, thủy tinh, nhựa ABS/nhựa PP nguyên sinh cao cấp để đảm bảo không ảnh hướng tới sức khỏe của người dùng.

Phần thân ấm sẽ có tay cầm giúp người dùng thuận tiện hơn khi cầm, rót nước. Miệng ấm siêu tốc còn được trang bị một lớp lọc thông minh giúp ngăn chặn tối đa bụi bẩn ở bên ngoài không rơi vào bên trong thân ấm.

Rơle

Rơle là hệ thống có tính năng tự động ngắt điện khi nước trong bình được đun sôi thành công. Nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng, rơle hoạt động thông qua phần công tắc được bố trí phía trên tay cầm của ấm.

Đế ấm – đế tiếp điện 

Đây là bộ phận có cấu tạo phức tạp nhất của ấm siêu tốc, có tác dụng kết nối nguồn điện với phần thân ấm. Nhờ đó giúp truyền nhiệt vào nước, mang tới khả năng làm nóng & đun sôi nước thành công.

Đèn hiển thị

Ấm siêu tốc thường bố trí một hệ thống đèn LED báo sáng tại đế máy. Khi bật công tắc khởi động ấm, đèn sẽ báo sáng nhằm báo động người dùng rằng điện đã vào ấm hay chưa. Khi nước được đun sôi, đèn LED sẽ tự động tắt.

Dây nguồn và nắp ấm siêu tốc

Dây nguồn là bộ phận kết nối điện thế với chân đế tiếp điện của ấm. Dây thường có bề mặt cách điện tốt, nhằm đảm bảo an toàn tối ưu trong suốt quá trình sử dụng. Đối với nắp ấm, các hãng thường sử dụng chất liệu nhựa ABS, nhựa PP hoặc Inox cao cấp để sản xuất nhằm mang tới tính cách điện vượt trội. Đồng thời còn hạn chế tình trạng tỏa hơi nước gây bỏng.

Dây nguồn sẽ kết nối nguồn điện với đế tiếp điện của ấm siêu tốc. Đa phần các hãng sẽ sử dụng dây nguồn có bề mặt cách điện tốt, nhằm đảm bảo an toàn tối ưu cho người dùng khi sử dụng. Cấu tạo nắp ấm siêu tốc sẽ làm bằng nhựa ABS/nhựa PP cao cấp giúp ấm siêu tốc có thể cách điện một cách tối ưu. Phần nắp được thiết kế thông minh giúp người dùng đóng mở một cách dễ dàng.

Chi tiết về nguyên lý hoạt động của ấm siêu tốc

Bên cạnh cấu tạo đơn giản như trên, nguyên lý hoạt động của thiết bị này cũng tương đối dễ hiểu. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc về nguyên lý hoạt động ấm siêu tốc Lock&Lock một cách chi tiết, bạn hãy xem nhé:

cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong-am-sieu-toc-3

Nguyên lý hoạt động của ấm siêu tốc cũng tương đối đơn giản.

  • Khi bộ phận mâm nhiệt được lắp đặt ở dưới đế máy nhận được nguồn điện có hiệu điện thế khoảng 220V thì ấm siêu tốc sẽ bắt đầu hoạt động. Lúc này điện năng từ nguồn điện sẽ cung cấp năng lượng cho mâm nhiệt rồi biến đổi thành nhiệt năng.
  • Toàn bộ phần nhiệt này sẽ được truyền trực tiếp vào lượng nước, từ đó giúp làm nóng nước & đun sôi nước chỉ trong vòng khoảng vài phút. Thời gian đun sôi nước của ấm siêu nước sẽ tùy thuộc vào 2 yếu tố chính là dung tích ấm & công suất. Công suất càng lớn thì thời gian đun sôi sẽ càng nhanh chóng, thông thường thời gian đun sôi sẽ dao động trong khoảng 3 – 7 phút.
  • Khi nhiệt độ trong nước đạt tới độ sôi cần thiết thì hơi nước bốc lên sẽ đi qua ống dẫn & thổi hơi nóng vào thanh nhiệt. Lúc này thanh nhiệt sẽ cong lên & tác động vào công tắc. Công tắc của ấm sẽ tự động tắt và ngắt nguồn nhiệt kết nối tới ấm nhằm đảm bảo an toàn tối ưu trong quá trình sử dụng.
  • Nếu công tắc ấm đã tắt có nghĩa là nước đã được đun sôi, trong khoảng thời gian từ 20 – 30 giây người dùng sẽ không thể bật lại ấm. Bởi vì lúc này thanh nhiệt vẫn còn đang nóng & chưa thể trở về trạng thái ban đầu.

Sơ đồ mạch điện ấm siêu tốc

Sơ đồ mạch điện ấm siêu tốc được lắp ráp rất thông minh & cẩn thận, dưới đây là hình ảnh sơ đồ đã được phác họa một cách chi tiết, bạn hãy tham khảo nhé:

cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong-am-sieu-toc-4

Hình ảnh phác họa sơ đồ mạch điện của ấm siêu tốc.

Điện áp xoay chiều AC 220V~ được lắp đặt vào chân đế ấm siêu tốc, 1 dây pha lửa của ấm sẽ được dẫn qua 1 rơle nhiệt có trạng thái đóng. Pha lửa sau khi qua rơle nhiệt sẽ dẫn tới 1 công tắc nút nhấn được bố trí trên quai của ấm siêu tốc. Công tắc chính là bộ phận mà người dùng thường ấn vào đó để khởi động ấm đun nước.

Khi ấn vào công tắc trên quai cầm, ấm siêu tốc sẽ dẫn điện áp xoay chiều AC220V sẽ được cấp vào mâm nhiệt dưới đít ấm – bên trong mâm nhiệt thường lắp đặt một dây mayso (điện trở sợi đốt) giúp truyền nhiệt vào lòng ấm & làm nóng nước. Trong quá trình tất cả các bộ phận của ấm siêu tốc, bao gồm rơle nhiệt + công tắc trên quai ấm + mâm nhiệt đều hoạt động thì nước chắc chắn sẽ được đun sôi.

Tại trường hợp, một trong các bộ phận trên bị hỏng hóc ví dụ như rơle nhiệt bị hỏng sẽ dẫn tới tình trạng hở mạch điện khiến cho ấm siêu tốc bị ngắt sớm hoặc công tắc bấm trên quai ấm bị hỏng,…. Thì ấm siêu tốc sẽ không hoạt động bình thường & đun sôi nước thành công được. Nếu sửa chữa, người dùng chỉ cần biết cách kiểm tra từng bộ phận trên của ấm & xem nguyên nhân hỏng là do dâu rồi sửa chữa là được.

Cách sửa chữa khi ấm siêu tốc hỏng cực kỳ hiệu quả

Dưới đây là một vài cách sửa chữa ấm siêu tốc tại nhà cực kỳ hiệu quả mà bạn đọc nên bỏ túi để có thể áp dụng thành công nhé, cụ thể như sau:

  • Rơle nhiệt thường ở trạng thái đóng (dẫn điện) khi nhiệt độ chưa vượt quá ngưỡng nhiệt chịu đựng lớn nhất (ví dụ 185 độ chẳng hạn, lúc này Rơle nhiệt sẽ chuyển sang trạng thái tắt hoàn toàn khi nhiệt độ bên trong đế máy vượt quá ngưỡng nhiệt 185 độ C) để đảm bảo an toàn cho ấm siêu tốc. Khi ấm bị lỗi thì lúc nào rơle nhiệt cũng sẽ ở trạng thái đóng, lúc này cách sửa chữa tốt nhất chính là thay một chiếc rơle nhiệt mới để ấm hoạt động lại bình thường.
  • Dây mayso (điện trở sợi đốt) bên trong mâm nhiệt của ấm siêu tốc sẽ có giá trị điện trở tương đối nhỏ, thông thường sẽ dao động trong khoảng 220V/5A-10A=20 ohm đến 40 ohm. Nếu ở trong mức điện trở này thì có nghĩa là mâm nhiệt đang hoạt động tốt. Trong tình huống mức điện trở tăng vọt thì có nghĩa là dây mayso (điện trở sợi đốt) đã bị đứt & ấm siêu tốc sẽ không thể hoạt động được. Lúc này người dùng chỉ cần thay dây mayso mới thì ấm sẽ hoạt động lại bình thường.

Lời kết

Qua bài viết này, Lock&Lock mong rằng bạn đọc có thể hiểu hơn về cấu tạo của ấm siêu tốc cũng như nguyên lý hoạt động & sơ đồ mạch điện của thiết bị này. Có thể thấy đây chính là thiết bị đa năng giúp ích không hề nhỏ cho nhu cầu sử dụng nước nóng hàng ngày của mọi người. Nếu gia đình bạn chưa sở hữu ấm siêu tốc thì đừng chần chừ gì mà hãy nhanh tay mua một chiếc về để sử dụng nhé!

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Để lại bình luận

LocknLock Việt Nam
Logo
So sánh sản phẩm
  • Total (0)
So sánh
0
Shopping cart